THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 41

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 41

 

Kể từ ngày 01/01/2023, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 12-2023. Đặc biệt được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Thông báo số 11353/TB-SHTT ngày 22/12/2022 áp dụng bản Tiếng Việt Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 12-2023 của Cục Sở hữu trí tuệ, 

Việc phân loại hàng hóa/ dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu theo Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice là bắt buộc tại Việt Nam. Nếu người nộp đơn không phân loại sản phẩm/dịch vụ chính xác theo Bảng phân loại này, đơn đăng ký nhãn hiệu có thể sẽ bị từ chối hình thức đơn. Bên cạnh đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc phân loại lại trong quá trình xử lý đơn và người nộp đơn phải nộp bổ sung phí phân loại theo quy định gây mất thời gian và tiền bạc khi phân nhóm sai. 

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 41

NHÓM 41.

Giáo dục; Ðào tạo; Giải trí; Tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá.

 

CHÚ THÍCH: Nhóm 41 chủ yếu gồm tất cả các hình thức giáo dục hoặc đào tạo, các dịch vụ có mục đích cơ bản là giải trí, vui chơi hoặc tiêu khiển của con người, cũng như giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật thị giác hoặc văn học tới công chúng cho mục đích văn hóa hoặc giáo dục.

Nhóm 41 đặc biệt gồm cả:

-  Tổ chức triển lãm cho các mục đích văn hóa hoặc giáo dục, sắp xếp và tiến hành các hội nghị, đại hội và hội nghị chuyên đề;

-  Dịch vụ dịch thuật và phiên dịch ngôn ngữ; biên dịch và phiên dịch ngôn ngữ;

-  Xuất bản sách và tài liệu, trừ các tài liệu quảng cáo;

-  Dịch vụ phóng viên tin tức, phóng viên ảnh;

-  Nhiếp ảnh;

-  Dịch vụ đạo diễn và sản xuất phim, trừ phim quảng cáo;

-  Dịch vụ văn hóa, giáo dục hoặc giải trí được cung cấp bởi công viên vui chơi giải trí, rạp xiếc, vườn thú, phòng trưng bày nghệ thuật và bảo tàng;

-  Dịch vụ huấn luyện thể thao và thể dục;

-  Huấn luyện động vật;

-  Dịch vụ cung cấp trò chơi trực tuyến;

-  Dịch vụ tổ chức đánh bạc, tổ chức xổ số;

-  Dịch vụ đặt chỗ và đặt vé cho các sự kiện giải trí, giáo dục và thể thao;

-  Một số dịch vụ viết thuê như viết kịch bản, sáng tác ca khúc.

 

Nhóm 41 đặc biệt không bao gồm:

-  Tổ chức triển lãm cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo (Nhóm 35);

-  Soạn thảo và xuất bản tài liệu quảng cáo (Nhóm 35);

-  Dịch vụ hãng tin tức (Nhóm 38);

-  Dịch vụ truyền thanh và truyền hình (Nhóm 38);

-  Dịch vụ hội nghị qua video (Nhóm 38);

-  Soạn thảo tài liệu kỹ thuật (Nhóm 42);

-  Dịch vụ trông trẻ ban ngày và nhà trẻ (Nhóm 43);

-  Dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe (Nhóm 44);

Lên kế hoạch và tổ chức hôn lễ (Nhóm 45).

HOTLINE: 0902 80 45 45

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 41

2.2 Tiến hành tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký.

 Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ không phải là thủ tục bắt buộc nhưng nó là thủ tục cần thiết để chủ sở hữu nhãn hiệu nắm bắt được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký từ đó có sự điều chỉnh thích hợp. Tra cứu nhãn hiệu có 2 hình thức, đó là:

Tra cứu sơ bộ: Ở bước này, sau khi khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu dự kiến đăng ký, SLAW sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ trên cổng http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/ hệ thống của cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học công nghệ, sau đó đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Tra cứu chuyên sâu: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

ĐKNH

2.3 Quy trình tiếp nhận và xử lí đơn đăng ký nhãn hiệu

Để thương hiệu loa của bạn được bảo hộ, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu loa gồm các bước sau:

Bước 1: Bạn nộp hồ sơ đăng ký;

Theo đó, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua một trong 3 cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ:

- Đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức: 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn;

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn: đơn hợp lệ sẽ được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày hợp lệ;

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung: 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn;

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ/từ chối cấp văn bằng cho bạn.

HOTLINE: 0902 80 45 45

2.4 Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu loa gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu loa gồm có:

- Tờ khai đăng ký.

- 05 mẫu thương hiệu cần đăng ký (kích thước 80 x 80 mm).

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua sản phẩm bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.

HOTLINE: 0902 80 45 45

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

- Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu có bị trùng hay không;

- Soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;

- Trình khách hàng ký hồ sơ tận nơi

- Thay khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT;

- Thay khách hàng nhận lại đơn đăng ký đã nộp có mã số của Cục SHTT;

Xem thêm: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

                   ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

SLAW

VP Hà Nội:  Tầng 5 số 619 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tel: 0931 333 162

VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0902 80 45 45

Website: www.valaw.vn / www.stalaw.vn

 

Đội ngũ chuyên viên tư vấn

Mr.T

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.C

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.B

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng