AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?
AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?
Trên thị trường hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua đăng ký nhãn hiệu, và không phải ai cũng nắm rõ được những tổ chức, cá nhân nào được quyền đăng ký nhãn hiệu. Hiểu được điều đó, SLAW xin chia sẻ đến bạn đọc Những chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua bài viết dưới đây.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
II. AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?
Theo Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) có quy định về những chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
HOTLINE: 0902 80 4545
III. DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI SLAW
SLAW là đơn vị cung cấp dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng nhanh chóng, uy tín và chính xác.
* Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại SLAW:
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm trong việc xử lý hồ sơ chúng tôi đảm bảo các vấn đề sau đây:
üTư vấn các điều kiện để Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đầy đủ và chính xác nhất. Cũng như hỗ trợ khách hàng tiến hành tra cứu sơ bộ, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu dự định đăng ký.
üĐảm bảo về mặt thời gian được thực hiện đúng như cam kết của chúng tôi trong hợp đồng cung ứng dịch vụ;
üHồ sơ được xử lý nhanh chóng, không gây phiền hà cho khách hàng;
üTiết kiệm tối đa về mặt thời gian cũng như chi phí cho khách hàng;
üTư vấn tận tâm, nhiệt tình và chuyên nghiệp;
üĐảm bảo quy trình được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
üVà rất nhiều lợi ích khác...
Xem thêm: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
Trên đây là tư vấn của SLAW về Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ:
HOTLINE: 0902 80 4545
SLAW
· VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, phường 09, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0902 80 4545
· VP Hà Nội: Tầng 5 số 619 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, HN
Tel: 0975911154
Bài viết khác
- KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT CỦA NHÃN HIỆU
- QUYỀN ƯU TIÊN TRONG ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
- QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO DỊCH VỤ ĐÀO TẠO GIÁO DỤC
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO SẢN PHẨM PHẦN MỀM MÁY TÍNH
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU DỊCH VỤ MUA BÁN HÀNG HÓA
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
- NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN