PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU
PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU
I. I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019)
- Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ.
II. II. PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU
Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ, trên cơ sở hai loại nhãn hiệu chính là nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dành cho dịch vụ thì có thể chia ra các loại nhãn hiệu cụ thể như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
11. Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó ( khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể
Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể là nhiều chủ thể có quyền sử dụng nó nhưng cần lưu ý là khi một tập thể sử dụng nhãn hiệu nhân danh tập thể thì nhãn hiệu đó không được coi là nhãn hiệu tập thể nữa mà mà nhãn hiệu bình thường vì nó do một chủ thể sử dụng.
Nhìn chung nhãn hiệu tập thể do một hiệp hội hoặc một hợp tác xã sở hữu nhưng bản thân các tổ chức này không sử dụng nhãn hiệu tập thể mà chỉ những thành viên của họ có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để tiếp thị sản phẩm.
Tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu độc quyền trao cho các thành viên của mình quyền sử dụng nhãn hiệu với điều kiện họ phải tuân thủ các điều kiện/tiêu chuẩn được quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể (ví dụ, tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc địa lý).
Nhãn hiệu tập thể có thể là một phương thức có hiệu quả để cùng tiếp thị các sản phẩm của một nhóm các doanh nghiệp mà nếu thực hiện riêng lẻ sẽ gặp khó khăn hơn để các nhãn hiệu riêng lẻ của họ được người tiêu dùng thừa nhận hoặc/ và những người bán lẻ phân phối.
Một nhãn hiệu tập thể thành công điển hình là MELINDA được 5.200 nhà sản xuất táo ở vùng Valle di Non và Vale del Sole của Italia sử dụng. Mọi nhà sản xuất có quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể MELINDA thuộc sở hữu của Công ty MELINDA miễn là sản phẩm táo của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do công ty này quy định.
HOTLINE: 0902 80 45 45
22. Nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 được công nhận trên toàn thế giới là loại nhãn hiệu chứng nhận.
Một số đặc trưng của nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu chứng nhận được cấp để chứng nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn xác định nhưng không bị hạn chế ở thành viên bất kỳ.
Nhãn hiệu chứng nhận có thể được người bất kỳ sử dụng với điều kiện người đó chứng minh được rằng sản phẩm có liên quan đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định đã được thiết lập.
Ở hầu hết các nước, sự khác biệt chính giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu tập thể chỉ có thể được sử dụng bởi một nhóm các doanh nghiệp cụ thể (ví dụ, thành viên của một hiệp hội) còn nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi người bất kỳ miễn là tuân thủ các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận thiết lập.
Một điều kiện quan trọng đối với nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được coi là “có thẩm quyền chứng nhận” sản phẩm có liên quan. Ví dụ điển hình về nhãn hiệu chứng nhận là Woolmark, nhãn hiệu này chỉ được sử dụng để chứng nhận các sản phẩm được sản xuất từ 100% chất liệu len.
HOTLINE: 0902 80 45 45
33. Nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau. Nhãn hiệu liên kết tạo sự yên tâm cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ bởi nó có mối liên kết với các sản phẩm, dịch vụ họ đã sử dụng trước đây. Ví dụ: Các dòng sản phẩm của Honda về xe máy Wave bao gồm: Wave, Wave RX, Wave SX… Nhưng tên nhãn hiệu này được gọi là nhãn hiệu liên kết vì nó đáp ứng được ba điều kiện: Do cùng chủ thể là hãng Hoanda đăng ký, các sản phẩm này đều có tính năng cơ bản tương tự nhau và cùng nằm trong chuỗi sản phẩm về xe Wave.
44. Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng khác với nhãn hiệu thông thường là ở danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng.
Một số đặc trưng của nhãn hiệu nổi tiếng
Quy định nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập thông qua thủ tục công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không qua thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như các loại nhãn hiệu thông thường khác.
Nhìn chung, nhãn hiệu nổi tiếng được hưởng sự bảo hộ mạnh hơn.
Ví dụ, nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ ngay cả khi không đăng ký (hoặc không sử dụng) trong một vùng lãnh thổ nhất định.
Hơn nữa, nếu nhãn hiệu được bảo hộ để chống lại các nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn chỉ khi chúng được sử dụng cho các sản phẩm trùng hoặc tương tự thì nhãn hiệu nổi tiếng thường được bảo hộ chống lại các nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn ngay cả khi chúng được sử dụng cho các sản phẩm không liên quan, nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Mục đích chính của việc bảo hộ mạnh hơn là nhằm ngăn không cho các công ty lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng và/hoặc gây ra thiệt hại cho sự uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với nhãn hiệu đó.
55. Sửa đổi bổ sung quy đinh về phân loại nhãn hiệu
Luật sở hữu trí tuệ 2022 đã bãi bỏ quy định về nhãn hiệu liên kết. Tuy nhiên, điều khoản chuyển tiếp không quy định trực tiếp về hiệu lực của các nhãn hiệu liên kết đã được cấp văn bằng trước thời điểm 01 tháng 01 năm 2023.
Nhãn hiệu nổi tiếng: Sửa đổi quy định nhãn hiệu nổi tiếng theo hướng thu hẹp phạm vi và đối tượng xem xét lấy ý kiến khi đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Từ quy định “là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” thành “là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.
Việc xác định một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xem xét, đánh giá yếu tố xâm phạm, hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng (nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng) được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Đồng thời, các tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng cũng được quy định mang tính “mở” hơn, thay bằng quy định trước đây phải xem xét, đánh giá toàn bộ các tiêu chí tại Điều 75 Luật thì nay, là việc xem xét một, một số hoặc tất cả các tiêu chí.
HOTLINE: 0902 80 45 45
III. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
- Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu có bị trùng hay không;
- Soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Trình khách hàng ký hồ sơ tận nơi
- Thay khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT;
- Thay khách hàng nhận lại đơn đăng ký đã nộp có mã số của Cục SHTT;
Xem thêm: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
SLAW
VP Hà Nội: Tầng 5 số 619 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tel: 0931 333 162
VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0902 80 45 45
Website: www.valaw.vn / www.stalaw.vn
Bài viết khác
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 45
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 44
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 43
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 42
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 41
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 40
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 39
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 38
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 37
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 36
Đội ngũ chuyên viên tư vấn
Dịch vụ mới
Dịch vụ
- QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRONG ĐẤU THẦU - SO VỚI LUẬT CŨ
- QUY ĐỊNH VỀ GÓI THẦU CHÀO HÀNG CẠNH TRANH RÚT GỌN NĂM 2025
- GÓI CẠNH TRANH KHÔNG CẦN THUÊ ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH - QUY ĐỊNH MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ 06/02/2025
- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU HIỆN HÀNH
- CÁC BƯỚC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU RỘNG RÃI THEO QUY ĐỊNH MỚI