QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG NHÃN HIỆU

QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG NHÃN HIỆU

     I.         CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019);

   II.         QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG NHÃN HIỆU

1.    Li-xăng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019) quy định về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (hay còn gọi là li-xăng) là việc: “Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình”.

Cốt lõi của quyền đối với nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu có khả năng “loại trừ” các bên khác sử dụng các nhãn hiệu giống hoặc tương tự trên các sản phẩm tương tự hoặc gây nhầm lẫn. Một hệ quả của “quyền loại trừ” (right of exclude) là việc chủ sở hữu nhãn hiệu có thể uỷ quyền cho các bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu của họ trên các loại sản phẩm khác nhau theo các điều kiện cụ thể. Do vậy, một nhãn hiệu khi được bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình trong thời hạn được bảo hộ.

Nếu các tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng nhãn hiệu đang trong thời hạn bảo hộ nhằm mục đích thương mại thì phải được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì nhãn hiệu là một loại tài sản trí tuệ nên trong cùng một thời điểm có thể có nhiều người cùng một lúc “sử dụng” nhãn hiệu. Do đó, việc khai thác “quyền sử dụng” nhãn hiệu mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho chủ sở hữu hoặc những người được chủ sở hữu cho phép chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (gọi là “bên li-xăng nhãn hiệu”) cũng như bên nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (gọi là “bên nhận li-xăng nhãn hiệu”).

Bên li-xăng nhãn hiệu sẽ nhận được một khoản tiền gọi là “phí li-xăng” từ việc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu, còn bên nhận li-xăng sẽ được sử dụng nhãn hiệu đã khẳng định được uy tín, danh tiếng trên thị trường.

HOTLINE: 0902 80 45 45

Việc chuyển quyền phải có hợp đồng bằng văn bản. (Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – sau đây gọi tắt là “Hợp đồng Li-xăng”). Theo đó, hợp đồng Li-xăng có thể được thực hiện theo một trong ba dạng sau:

- Hợp đồng độc quyền. Bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng Li-xăng với bất kỳ bên thức ba nào khác và chỉ được được sử dụng nếu được sự cho phép của bên được chuyển quyền.

 - Hợp đồng không độc quyền. Trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền có thể sử dụng đối tượng SHCN cũng như ký kết hợp đồng Li-xăng với người khác.

- Hợp đồng thứ cấp. Bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN thực hiện chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác là hợp đồng thứ cấp.

Tuy nhiên, không phải bất cứ đối tượng SHCN hay chủ thể nào cũng được phép thực hiện chuyển quyền, pháp luật quy định một số điểm hạn chế việc Li-xăng như sau.

– Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi những quyền mình được bảo hộ.

– Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không phải đối tượng được Li-xăng.

– Nhãn hiệu tập thể chỉ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

– Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba nếu không được bên chuyển quyền cho phép.

HOTLINE: 0902 80 45 45

2  2. Thành phần hồ sơ về quy định li xăng nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền (02 bản);

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (02 bản);

Văn bằng bảo hộ (bản gốc);

Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu (nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung) về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;

Giấy ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn (nếu có);

lixang

3   3. Chứng từ nộp phí, lệ phí của quy định li xăng nhãn hiệu

Là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp. (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác. (Bên nhận quyền sử dụng –  thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

Đối tượng sở hữu công nghiệp. Có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Người có độc quyền sử dụng đối tượng SNCN là chủ sở hữu công nghiệp. (Tức là chủ văn bằng bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó). Hoặc là bên nhận li-xăng độc quyền.( Tức là người được chủ SHCN chuyển giao độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp)

“Văn bằng bảo hộ”có thể là Bằng độc quyền sáng chế.Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. GCN đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, GCN ĐKNH.

HOTLINE: 0902 80 45 45

III.          DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

- Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu có bị trùng hay không;

- Soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;

- Trình khách hàng ký hồ sơ tận nơi

- Thay khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT;

- Thay khách hàng nhận lại đơn đăng ký đã nộp có mã số của Cục SHTT;

Xem thêm: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

                   ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

SLAW

VP Hà Nội:  Tầng 5 số 619 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tel: 0931 333 162

VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0902 80 45 45

Website: www.valaw.vn / www.stalaw.vn

 

Đội ngũ chuyên viên tư vấn

Mr.T

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.C

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.B

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng