THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 08

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 8

 

Kể từ ngày 01/01/2023, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 12-2023. Đặc biệt được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Thông báo số 11353/TB-SHTT ngày 22/12/2022 áp dụng bản Tiếng Việt Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 12-2023 của Cục Sở hữu trí tuệ, 

Việc phân loại hàng hóa/ dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu theo Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice là bắt buộc tại Việt Nam. Nếu người nộp đơn không phân loại sản phẩm/dịch vụ chính xác theo Bảng phân loại này, đơn đăng ký nhãn hiệu có thể sẽ bị từ chối hình thức đơn. Bên cạnh đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc phân loại lại trong quá trình xử lý đơn và người nộp đơn phải nộp bổ sung phí phân loại theo quy định gây mất thời gian và tiền bạc khi phân nhóm sai.

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 8

NHÓM 8.

Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công; Dao, kéo, thìa và dĩa; Vũ khí đeo cạnh sườn, trừ súng cầm tay; Dao cạo

CHÚ THÍCH:

Nhóm 8 chủ yếu gồm công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công để thực hiện các công việc như khoan, tạo hình, cắt và đục lỗ.

Nhóm 8 đặc biệt gồm cả:

-  Dụng cụ nông nghiệp, làm vườn và làm vườn hoa cây cảnh thao tác thủ công;

-  Dụng cụ thao tác thủ công dùng cho thợ mộc, nghệ sĩ và thợ thủ công khác, ví dụ, búa, đục và dao trổ/ dao chạm;

-  Tay cầm của dụng cụ cầm tay thao tác thủ công như dao và liềm cắt cỏ/lưỡi hái;

-  Dụng cụ cầm tay chạy điện và không chạy điện dùng cho chải chuốt cá nhân và nghệ thuật cơ thể, ví dụ, dao cạo, dụng cụ uốn tóc, xăm da, cắt sửa và sơn sửa móng tay

chân;

-  Máy bơm thao tác thủ công

-  Bộ đồ bàn ăn như dao, dĩa và thìa, bao gồm cả những đồ này làm bằng kim loại quý.

Nhóm 8 đặc biệt không bao gồm:

-  Máy công cụ và dụng cụ vận hành bằng động cơ (Nhóm 7);

-  Dao kéo phẫu thuật (Nhóm 10);

-  Bơm dùng cho lốp xe hai bánh (Nhóm 12), bơm chuyên dụng cho bóng đồ chơi (Nhóm 28);

-  Súng cầm tay đeo cạnh sườn (Nhóm 13);

-  Dao rọc giấy và máy tiêu huỷ/cắt vụn giấy dùng cho văn phòng (Nhóm 16);

-  Tay cầm của các đồ dùng được phân loại vào các nhóm khác nhau tùy thuộc mục đích sử dụng hoặc chức năng của nó, ví dụ, tay cầm của gậy đi bộ, tay cầm của ô (Nhóm 18), tay cầm của chổi (Nhóm 21);

-  Đồ dùng phục vụ, ví dụ, dụng cụ gắp đường, dụng cụ gắp đá, xẻng múc bánh và muôi múc và dụng cụ nhà bếp, ví dụ, thìa trộn, chày và cối giã, dụng cụ kẹp quả hạch và bàn xẻng [dao bay] (Nhóm 21);

Vũ khí đấu kiếm (Nhóm 28).

HOTLINE: 0902 80 45 45

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 8

2.2 Tiến hành tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký.

 Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ không phải là thủ tục bắt buộc nhưng nó là thủ tục cần thiết để chủ sở hữu nhãn hiệu nắm bắt được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký từ đó có sự điều chỉnh thích hợp. Tra cứu nhãn hiệu có 2 hình thức, đó là:

Tra cứu sơ bộ: Ở bước này, sau khi khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu dự kiến đăng ký, SLAW sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ trên cổng http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/ hệ thống của cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học công nghệ, sau đó đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Tra cứu chuyên sâu: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

NHÃN HIỆU

2.3 Quy trình tiếp nhận và xử lí đơn đăng ký nhãn hiệu

Để thương hiệu loa của bạn được bảo hộ, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu loa gồm các bước sau:

Bước 1: Bạn nộp hồ sơ đăng ký;

Theo đó, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua một trong 3 cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ:

- Đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức: 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn;

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn: đơn hợp lệ sẽ được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày hợp lệ;

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung: 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn;

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ/từ chối cấp văn bằng cho bạn.

HOTLINE: 0902 80 45 45

2.4 Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu loa gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu loa gồm có:

- Tờ khai đăng ký.

- 05 mẫu thương hiệu cần đăng ký (kích thước 80 x 80 mm).

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua sản phẩm bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.

HOTLINE: 0902 80 45 45

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

- Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu có bị trùng hay không;

- Soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;

- Trình khách hàng ký hồ sơ tận nơi

- Thay khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT;

- Thay khách hàng nhận lại đơn đăng ký đã nộp có mã số của Cục SHTT;

Xem thêm: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

                   ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

SLAW

VP Hà Nội:  Tầng 5 số 619 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tel: 0931 333 162

VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0902 80 45 45

Website: www.valaw.vn / www.stalaw.vn

 

Đội ngũ chuyên viên tư vấn

Mr.T

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.C

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.B

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng