THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 09

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 9

 

Kể từ ngày 01/01/2023, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 12-2023. Đặc biệt được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Thông báo số 11353/TB-SHTT ngày 22/12/2022 áp dụng bản Tiếng Việt Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 12-2023 của Cục Sở hữu trí tuệ, 

Việc phân loại hàng hóa/ dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu theo Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice là bắt buộc tại Việt Nam. Nếu người nộp đơn không phân loại sản phẩm/dịch vụ chính xác theo Bảng phân loại này, đơn đăng ký nhãn hiệu có thể sẽ bị từ chối hình thức đơn. Bên cạnh đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc phân loại lại trong quá trình xử lý đơn và người nộp đơn phải nộp bổ sung phí phân loại theo quy định gây mất thời gian và tiền bạc khi phân nhóm sai.

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 9

NHÓM 9.

Thiết bị và dụng cụ khoa học, nghiên cứu, hàng hải, trắc địa, nhiếp ảnh, điện ảnh, nghe nhìn, quang học, cân, đo, báo hiệu, dò tìm, kiểm tra, giám sát, cấp cứu và giảng dạy; Thiết bị và dụng cụ dùng để truyền dẫn, chuyển mạch, biến đổi, tích, điều chỉnh hoặc điều khiển sự phân phối hoặc sử dụng năng lượng điện; Thiết bị

hoặc dụng cụ dùng để ghi, truyền, tái tạo hoặc xử lý âm thanh, hình ảnh hoặc dữ liệu; Các phương tiện chứa dữ liệu và có thể tải xuống được, phần mềm máy tính, các phương tiện ghi và lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số hoặc tương tự chưa có dữ liệu;

Cơ cấu cho thiết bị vận hành bằng đồng xu; Máy tính tiền, máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính; Bộ quần áo lặn, mặt nạ lặn, tai nghe dùng cho thợ lặn, kẹp mũi dùng cho thợ lặn và người bơi lội, găng tay dùng cho thợ lặn, thiết bị thở dùng để bơi; Thiết bị dập lửa.

CHÚ THÍCH:

Nhóm 9 chủ yếu bao gồm các thiết bị và dụng cụ khoa học hoặc dùng cho mục đích nghiên cứu, các thiết bị nghe nhìn và thiết bị công nghệ thông tin, cũng như các thiết bị an toàn và cấp cứu.

Nhóm 9 đặc biệt gồm cả:

-  Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu khoa học dùng trong phòng thí nghiệm;

-  Thiết bị dùng trong giảng dạy và mô phỏng, ví dụ, hình nộm mô phỏng dùng trong giảng dạy hồi sức cấp cứu, thiết bị mô phỏng lái xe hay điều khiển phương tiện vận tải;

-  Thiết bị và dụng cụ dùng để điều khiển và giám sát máy bay, tàu thuỷ và các phương tiện vận tải không người lái, ví dụ, các thiết bị định vị, máy phát tín hiệu, la bàn để đo đạc, thiết bị GPS, thiết bị lái tự động dùng cho các phương tiện vận tải;

-  Thiết bị và dụng cụ an toàn và an ninh, ví dụ, lưới an toàn, đèn tín hiệu, thiết bị tín hiệu giao thông, xe cứu hỏa, báo động bằng âm thanh, thẻ bảo mật là thiết bị mã hóa;

-  Quần áo dùng để bảo vệ ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng, ví dụ, quần áo bảo hộ chống tai nạn, phóng xạ hoặc lửa, quần áo chống đạn, mũ bảo hiểm, bảo vệ đầu dùng trong thể thao, bảo vệ miệng dùng trong thể thao, quần áo bảo hộ cho phi công, miếng đệm đầu gối dùng cho công nhân;

-  Thiết bị và dụng cụ quang học, ví dụ, kính đeo mắt, kính áp tròng, kính lúp, kính dùng để kiểm tra sản phẩm, mắt thần gắn trên cửa;

-  Nam châm;

-  Đồng hồ thông minh, thiết bị đeo để theo dõi các hoạt động;

-  Cần điều khiển dùng với máy tính, khác loại dùng cho trò chơi video, bộ kính thực tế ảo, kính thông minh;

-  Hộp đựng kính, ốp điện thoại thông minh, hộp chuyên dùng cho thiết bị và dụng cụ chụp ảnh;

-  Máy rút tiền tự động (ATM), máy lập hóa đơn, máy móc và thiết bị thử nghiệm vật liệu;

-   Pin và bộ sạc dùng cho thuốc lá điện tử;

-  Các bộ phận tạo hiệu ứng điện và điện tử dùng cho dụng cụ âm nhạc;

-  Rô bốt phòng thí nghiệm, rô bốt giảng dạy, rô bốt giám sát an ninh, rô bốt hình người với trí thông minh nhân tạo để sử dụng trong nghiên cứu khoa học.

Nhóm 9 đặc biệt không bao gồm:

-  Cần điều khiển là bộ phận của máy móc, trừ loại dùng cho máy chơi game (Nhóm 7), cần điều khiển xe cộ (Nhóm 12), cần điều khiển cho trò chơi video, bộ điều khiển cho đồ chơi và trò chơi

game console (nhóm 28);

-  Thiết bị hoạt động bằng đồng xu được phân loại vào các nhóm khác nhau tùy theo chức năng và mục đích của chúng, ví dụ, máy giặt hoạt động bằng đồng xu (nhóm 7), bàn bi-a hoạt động bằng tiền xu (nhóm 28);

-  Rô bốt công nghiệp (Nhóm 7), rô bốt phẫu thuật (Nhóm 10), rô bốt đồ chơi (Nhóm 28);

-  Máy đo xung, thiết bị theo dõi nhịp tim, thiết bị theo dõi thành phần cơ thể (Nhóm 10);

-  Đèn dùng trong phòng thí nghiệm, đầu đốt dùng trong phòng thí nghiệm (Nhóm 11);

-  Đèn lặn (Nhóm 11);

-  Chất nổ, tín hiệu báo sương mù, pháo sáng báo hiệu (Nhóm 13);

-  Phần mô học dùng cho mục đích giảng dạy, các mẫu sinh học dùng trong kính hiển vi như là các tài liệu giảng dạy (Nhóm 16);

-  Quần áo và các thiết bị đeo để thực hành trong một số môn thể thao, ví dụ, miếng đệm bảo vệ là một bộ phận của bộ quần áo thể thao, mặt nạ đấu kiếm, găng tay đấm bốc (Nhóm 28).

HOTLINE: 0902 80 45 45

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NHÓM 9

2.2 Tiến hành tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký.

 Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ không phải là thủ tục bắt buộc nhưng nó là thủ tục cần thiết để chủ sở hữu nhãn hiệu nắm bắt được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký từ đó có sự điều chỉnh thích hợp. Tra cứu nhãn hiệu có 2 hình thức, đó là:

Tra cứu sơ bộ: Ở bước này, sau khi khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu dự kiến đăng ký, SLAW sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ trên cổng http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/ hệ thống của cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học công nghệ, sau đó đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Tra cứu chuyên sâu: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

ĐKNH

2.3 Quy trình tiếp nhận và xử lí đơn đăng ký nhãn hiệu

Để thương hiệu loa của bạn được bảo hộ, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu loa gồm các bước sau:

Bước 1: Bạn nộp hồ sơ đăng ký;

Theo đó, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua một trong 3 cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ:

- Đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức: 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn;

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn: đơn hợp lệ sẽ được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày hợp lệ;

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung: 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn;

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ/từ chối cấp văn bằng cho bạn.

HOTLINE: 0902 80 45 45

2.4 Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu loa gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu loa gồm có:

- Tờ khai đăng ký.

- 05 mẫu thương hiệu cần đăng ký (kích thước 80 x 80 mm).

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua sản phẩm bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.

HOTLINE: 0902 80 45 45

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

- Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu có bị trùng hay không;

- Soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;

- Trình khách hàng ký hồ sơ tận nơi

- Thay khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT;

- Thay khách hàng nhận lại đơn đăng ký đã nộp có mã số của Cục SHTT;

Xem thêm: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

                   ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

SLAW

VP Hà Nội:  Tầng 5 số 619 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tel: 0931 333 162

VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0902 80 45 45

Website: www.valaw.vn / www.stalaw.vn

 

Đội ngũ chuyên viên tư vấn

Mr.T

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.C

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.B

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng