ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO BÁNH KẸO

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO BÁNH KẸO

 

Ngày nay, các thương hiệu sản phẩm bánh kẹo ngày càng ra đời nhiều bởi nhu cầu sử dụng tăng cao. Đ đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng thì điều quan trọng chính là xây dựng được thương hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp cho chính chủ thể đã nộp đơn đăng ký bảo hộ trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó. Hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu, SLAW xin chia sẽ đến bạn đọc Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho bánh kẹo qua bài viết dưới đây.

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÍ

- Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

 

II. THỦ TỤC VÀ THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 

 

2.1 Phân nhóm sản phẩm theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/Dịch vụ theo thỏa ước Nice

Khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bạn cần xác định cụ thể nhóm hàng hóa mang nhãn hiệu để xác đinh phạm vi bảo hộ. Theo bảng phân loại quốc tế hàng hóa/Dịch vụ theo thỏa ước Nice phiên bản 12/2023 hiện nay thì sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 30, gồm các sản phẩm như là: Bánh ngọt, Sôcôla, bánh quy, kẹo,...

 

BÁNH KẸO

 

2.2 Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩn bánh kẹo:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo đó, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua một trong 3 cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ:

- Đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

 

*Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

 

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, theo Phụ lục A - Mẫu số 04-NH: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu gồm: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên gồm: Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

 

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm: các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;… Trường hợp đơn đang ký hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Trường hợp đơn đăng ký thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.

Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung

Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đông thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.

Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ

Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

* Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, để đảm bảo hơn về nhãn hiệu dự định đăng ký, tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ không phải là thủ tục bắt buộc nhưng nó là thủ tục cần thiết để chủ sở hữu nhãn hiệu nắm bắt được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký từ đó có sự điều chỉnh thích hợp. Tra cứu nhãn hiệu có 2 hình thức, đó là:

 

Tra cứu sơ bộ: Ở bước này, sau khi khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu dự kiến đăng ký, SLAW sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ trên cổng http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/ hệ thống của cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học công nghệ, sau đó đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

 

Tra cứu chuyên sâu: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

 

III. DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI SLAW

 

          SLAW là đơn vị cung cấp dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng nhanh chóng, uy tín và chính xác.

 

* Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại SLAW:

     Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm trong việc xử lý hồ sơ chúng tôi đảm bảo các vấn đề sau đây:

üTư vấn các điều kiện để Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đầy đủ và chính xác nhất. Cũng như hỗ trợ khách hàng tiến hành tra cứu sơ bộ, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu dự định đăng ký.

üĐảm bảo về mặt thời gian được thực hiện đúng như cam kết của chúng tôi trong hợp đồng cung ứng dịch vụ; 

üHồ sơ được xử lý nhanh chóng, không gây phiền hà cho khách hàng; 

üTiết kiệm tối đa về mặt thời gian cũng như chi phí cho khách hàng; 

üTư vấn tận tâm, nhiệt tình và chuyên nghiệp; 

üĐảm bảo quy trình được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

üVà rất nhiều lợi ích khác...

 

 Xem thêm: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA 

 

       Trên đây là tư vấn của SLAW về Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ: 

 

HOTLINE: 0902 80 4545 

 

 SLAW

 

·   VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, phường 09, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0902 80 4545

 

    ·   VP Hà Nội: Tầng 5 số 619 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, HN

Tel: 0975911154

 

Đội ngũ chuyên viên tư vấn

Mr.T

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.C

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.B

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng