QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
1. Quyền tác giả là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
(Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
* Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
* Quyền tài sản
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
(Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
HOTLINE: 0902 80 45 45
2. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
* Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), cụ thể như sau:
(1) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2023 có hiệu lực ngày 01/01/2023 sẽ sửa đổi “Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng” thành “Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng”
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
(2) Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại mục (1) nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Các tác phẩm được bảo hộ quy định tại mục (1), (2) phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
* Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
(Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
HOTLINE: 0902 80 45 45
3. Các đối tượng có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Cụ thể tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) cụ thể:
- Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả
- Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
- Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
- Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế
- Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
- Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước
(2) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại (1) bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Cụ thể tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:
(1) Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) được bảo hộ vô thời hạn.
(2) Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) có thời hạn bảo hộ như sau:
(i) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
(ii) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
(iii) Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại (iv).
(iv) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại (i) có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
(v) Thời hạn bảo hộ quy định tại (i), (ii) chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
HOTLINE: 0902 80 45 45
5. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả
- Tư vấn đăng ký quyền tác giả
- Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
- Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả;
- Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho khách hàng
- Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.
Xem thêm: ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
HOTLINE: 0902 80 45 45
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ STARLAW
· VP Hà Nội: Tầng 5 số 619 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tel: (+84)931 333 162 / Fax: (+84)909 363 269
· VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (+84)902 80 45 45
Bài viết khác
- THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
- ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
- CHI PHÍ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
- ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHO TÁC PHẨM SÂN KHẤU
- BẢN QUYỀN CÔNG NGHỆ
- ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
- SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHO TÁC PHẨM THƠ
- THỦ TỰC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHO KỊCH BẢN PHIM
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CHO LOGO