BẢN QUYỀN CÔNG NGHỆ

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN CÔNG NGHỆ

 

Từ trước đến nay việc đăng ký bản quyền công nghệ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nó có thể coi là tác phẩm khoa học được bảo hộ theo quyền tác giả, cũng có thể coi là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm được bảo hộ như sáng chế.

Về định nghĩa thuật ngữ “Bản quyền công nghệ” hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa được nó. Tuy nhiên, xét trên góc độ từ ngữ thì chúng ta cần làm rõ khái niệm bản quyền và công nghệ là gì để có cái nhìn chính xác về bản quyền công nghệ. Để hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ trên, cùng với SLAW phân tích về vấn đề đăng ký bản quyền công nghệ sẽ được giải quyết như thế nào?

HOTLINE: 0902 80 45 45

I. BẢN QUYỀN CÔNG NGHỆ LÀ GÌ?

Như đã nói ở trên, thì nó được hiểu theo 2 nghĩa đó là bản quyền và công nghệ. Vậy bản quyền là gì? Công nghệ là gì?

– Bản quyền thường dùng chỉ quyền tác giả, đây là cách hiểu thông thường, còn thực tế vẫn chưa có một văn bản nào định nghĩa được từ “bản quyền”. Theo luật sở hữu trí tuệ định nghĩa thì “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

– Theo luật khoa học và công nghệ 2013 định nghĩa thì “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.

Bản quyền công nghệ được hiểu là việc chủ sở hữu tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để được thừa nhận với công nghệ do mình sáng tạo ra và được pháp luật bảo hộ.

II. LOẠI HÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ BẢN QUYỀN CÔNG NGHỆ

– Nếu công nghệ được định hình dưới một dạng vật chất nhất định sẽ được coi là tác phẩm khoa học và được bảo hộ quyền tác giả:

+ Nó định hình ở dạng chữ viết trên giấy, ở trên chất liệu khác hoặc ở một dạng khác chữ viết đều được bảo hộ tác giả;

+ Chủ sở hữu công nghệ chỉ có thể thu lợi nhuận chủ yếu ở việc xuất bản tác phẩm khoa học về công nghệ;

+ Chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác làm theo tác phẩm;

+ Nếu chỉ bàn riêng về bản quyền công nghệ là tác phẩm khoa học, thì quy trình và trình tự đăng ký bản quyền giống như với các tác phẩm khác thuộc quyền tác giả.

– Nếu công nghệ được bảo hộ là sáng chế khi nó đáp ứng được 3 yếu tố: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp, thì sẽ được cấp bằng độc quyền sáng chế. Còn khi đáp ứng được 2 yếu tố: tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

+ Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác làm theo công nghệ đó và thực hiện quyền tài sản đó.

+ Chủ sở hữu có thể thu lợi nhuận tốt bằng cách độc quyền áp dụng công nghệ, hoặc chuyển giao công nghệ khác cho chủ thể khác.

+ Cân nhắc lựa chọn kỹ việc đăng ký bảo hộ sáng chế vì các thông tin công nghệ đều bộc lộ công khai và chi tiết

334539655_242781931426087_7871738884843632899_n

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

Để đăng ký bản quyền tác giả, tác giả cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu như sau:

·         Tờ khai đăng ký quyền tác giả.

o    Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên. Tờ khai cần ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan. Tờ khai cần có tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

·         Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.

o    01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

o    Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

·         Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

·         Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;

·         Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

·         Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

·         Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;

·         Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).

Tất cả các tài liệu nộp kèm đơn đăng ký quyền tác giả phải được làm bằng tiếng Việt.Trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Trường hợp quý khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty Luật Việt An, chúng tôi sẽ chuẩn bị, soạn thảo toàn bộ hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện đăng ký bản quyền tác giả.

HOTLINE: 0902 80 45 45

IV. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ SLAW THỰC HIỆN

-  Tư vấn đăng ký quyền tác giả

-  Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;

-   Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả;

-   Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-  Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho khách hàng

-  Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.

Xem thêm: ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ 

 

HOTLINE: 0902 80 45 45

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ STARLAW

·         VP Hà NộiTầng 5 số 619 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội.  

          Tel: (+84)931 333 162  / Fax: (+84)909 363 269

·         VP HCMSố 151 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh      

          Tel: (+84)902 80 45 45

Đội ngũ chuyên viên tư vấn

Mr.T

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.C

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng

Mr.B

Mobile: 0969769530

Email: slaw.com.vn@gmail.com

- Tư vấn giấy phép

- Tư vấn kiện tụng